Tướng xương hậu chẩm

Chia sẻ cho bạn bè
   »   
   »   
Tướng xương hậu chẩm

Người ta có khái niệm ngọc chẩm vì xương này ở sau đầu nổi cao hình chiếc bánh dầy. Xương hậu chẩm nổi thành gò, nhưng cũng có người xương này gần như không hằn rõ ở đầu.

Tướng xương hậu chẩm

1. Xương hậu chẩm trong tướng lý là phên dậu phía sau. Nó là đồn luỹ chặn hậu (nghĩa phong thủy) của đầu và tướng mặt.
về tướng pháp nó được xem xét cẩn thận và từ đó ta cũng có thông tin. Vậy xương hậu chẩm (ngọc chẩm) được xem xét như thế nào.

2. Các kiểu xương hậu chẩm và thông tin.
Xương hậu chẩm có nhiều xương nhỏ hợp thành và vì thế hình dạng khác biệt nhau ở một sô” người.

- Có một xương nhô hướng lên trên (người Hoa gọi là Yến Nguyệt chẩm).
Người có như vậy có thể làm quan chức.

+ Một xương mà gẩp khúc hướng xuống (phục nguyệt chẩm).
Ngươi có xương chẩm như vậy có thể làm đến cấp bộ.

- Có 2 xương nhọn và nhô cao (song long).
Người có xương chẩm này có thể làm tướng.

+ Có 2 xương gấp khúc đôi nhau (tưởng bôi chẩm).
Người có xương chẩm như trên giỏi cả văn lẫn võ.

+ Hai xương này trên dưới rõ ràng thì làm quan võ cao cấp. Người Hoa gọi là có (tam tinh chẩm).

- Có 3 xương đầu tròn (tam tai chẩm).
Người có hậu chẩm như thế có thể làm đến thủ tướng chính phủ, chủ tịch, tổng thống.

- Có bôn xương; xương ở giữa nhô cao hơn cả (ngũ nhạc chẩm).
Người có xương hậu chẩm như vậy có thể được phong danh hiệu cao quý, suốt đời hưởng lộc.

- Hình dáng đặc biệt là xưởng chẩm nổi đều bốn phía ở giữa trũng xuống thành hô’ (xa trừu chẩm).
Người có hậu chẩm như thế có thể làm đến phó thủ tướng chính phủ, phó chủ tịch nước.

- Xương hậu chẩm bằng phẳng không phân biệt với đầu nhiều.
Người như vậy thì không có chức phận xã hội.

3. Xương hậu chẩm ẩn dưới tóc vì vậy nếu không cắt tóc trọc thì chỉ có thể sờ nắn mới rõ. Ngay cả khi đầu trọc lốc cũng cần sờ kỹ mới biết đích xác. Tướng hậu chẩm cũng chỉ tham khảo vì thực chất là:

- Hậu chẩm nổi cao là người tinh tế, khéo léo, tài hoa, vì thế nó biểu hiện tiểu não phát triển tốt.

- Hậu chẩm bằng phẳng tức tiểu não bình thường. Như vậy sẽ là người vụng về, chậm chạp.
Suy diễn logic thì rõ ràng những người như thế làm gì có thể đảm đương việc lớn, việc xã hội. Những hình dạng xương hậu chẩm trên đều là hình dạng đặc biệt. Vì vậy nó cũng có chức phận đặc biệt.

4. Ngoài các hình đặc biệt của xương hậu chẩm còn thêm các hình dạng sau:
- Một xương nhô tròn (viên nguyệt chẩm) làm người bảo vệ.
- Một xương trên tròn dưới vuông (thùy lộ chẩm) tướng làm quan viên làng xã.
- Một xương tròn dẹt bánh dầy (tôn ngọc chẩm) tướng làm thư ký.
- Hai xương gấp khúc dựa vào nhau (bối nguyệt chẩm) làm viên công chức.

5. Tướng pháp Trung Hoa còn có thêm nhận định nhân cách qua xương hậu chẩm. Xin liệt kê thêm để tham khảo.
- Xuât phúc chẩm (có một xương gồ nhọn): Tướng người cương trực, trung thành.
- Hồi hoàn chẩm điềm: Cha con đều hiển vinh.
- Tam quan chẩm (ba xương trồi cao liền nhau một hàng): tướng giàu có, đông anh em, sang trọng.
- Liệt hoàn chẩm (xương nổi lên nốì liền xương phía trên 2 tai thành bờ mai rùa): tướng thọ, sang, nhưng tính khí bất thường.
- Kê chẩm (xương chẩm thẳng một vạch) tướng bướng bỉnh, thô bạo.
- Hoành sơn nhất tự chẩm (xương nổi cao một gò dài) tướng có công danh.

6. Ngoài ra họ còn chia nhỏ tỉ mỉ như:
- Tả trường chẩm, tả tán chẩm, hữu tán chẩm (xương chẩm nổi bên trái, bên phải ngắn và nổi bên trái thành vạch dài) để chỉ tướng sông lâu.
- Tuần châm chẩm, thùy châm chẩm: chỉ tướng nghèo mà sang và thọ.

- Thượng tự chẩm (xương hậu chẩm giông chữ thương Trung Quốc): chỉ tướng người có trí lớn nhưng không thành đạt nhiều.
- Yên cổ chẩm, đinh tự chẩm (xương hậu chẩm có dáng chữ đinh Trung Quốc): chỉ thành bại trên quan trường, không ổn định.
- Sơn tự chẩm (hậu chẩm giông chữ sơn Trung Quốc) tướng phú quý, thông minh thọ.
- Diệp Ngọc Chẩm (một xương bẹt hình lá cây), tướng giầu có, hiển vinh.
- Tượng Nha Chẩm (xương hậu chẩm trồi nhọn cong như ngà của con voi), huyền trân chẩm, tướng của người có quân quyền, võ quan.
- Nhật dương chẩm (xương chẩm dài nhưng đứt làm hai đoạn): tướng rất giàu có và trường thọ.

7. Tướng pháp cho rằng xương sọ người cấu ghép từ trăm loại xương với nhau. Riêng xương hậu chẩm cũng không liền khôi mà nó chia cắt thành hàng chục kiểu xương như đã nêu. cấu tạo như vậy nhưng chúng nằm trong mảng chẩm. Tuy thế chúng vẫn khu biệt bằng hình dạng riêng. Mỗi hình dạng ấy cho ta tính cách riêng của mỗi con người và sự thành danh của họ.

Mỗi người chỉ cần có một dạng xương hậu chẩm trên là quý rồi. Nó là phên dậu bảo vệ phía sau cho trán. Nó phải nổi bật lên mới hợp cách. Nếu bằng tẹt giống các phần khác của xương đầu làm không phân biệt được thì đó là tướng của người kém cỏi, yểu vong, tính tình bình lặng, danh phận tầm thường nhưng đôi khi vì một lý do nào đó thì tính tình của họ lại bột phát nóng nảy (loại colique), năng lực bình thường. Còn hậu chẩm lõm: người vụng về, năng lực kém, tính tình nhu yếu (loại melancolique).


Nguồn: Tướng xương hậu chẩm


Bạn thích nội dung này chứ?

Bình luận

Thấu hiểu bản thân
Bói ngày sinh
Chúng tôi trên Facebook

Chia sẻ nội dung này với bạn bè

×

Tìm kiếm mọi thứ về Tử vi & Phong thủy

×

Đăng nhập


Đăng ký